Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.
Trẻ em ở độ tuổi mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú với các hoạt động âm nhạc. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc...
Đến với hoạt động học: Dạy kĩ năng vận động múa “Nhớ ơn Bác”. Cô giáo đã tạo cho trẻ về tình cảm kính yêu Bác Hồ được thể hiện qua cô và trẻ trò chuyện về bác, qua những lời ca, tiếng hát và những động tác múa minh họa thể hiện tình cảm. Tất cả những vận động của tay chân, thân mình nhờ có sự phụ hoạ âm nhạc trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn. Vận động theo nhạc tạo cho trẻ sự hoạt bát, nhanh nhẹn, có tư thế đẹp, duyên dáng. Bên cạnh đó, bé được nghe cô hát bài hát “Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, được cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc nên hưởng ứng phù hợp với những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm
Trẻ được đến với trò chơi âm nhạc mang tên “Tạo âm thanh từ giấy” giúp phát triển khả năng nghe, phân biệt âm thanh, khả năng phản ứng nhanh nhẹn thông qua trò chơi, tạo sự phản ứng âm thanh khác nhau để phát triển khả năng nghe nhạc của trẻ. Trò chơi âm nhạc giúp trẻ thoải mái, vận động chạy nhảy... trẻ sẽ hoạt bát nhanh nhẹn và hứng thú trong giờ học.
Chúng ta có thể thấy sự hào hứng của trẻ thông qua một số hình ảnh về giờ học múa "Nhớ ơn Bác" của các bé lớp 5 tuổi A1 qua một số hình ảnh sau đây: